Nghiên cứu ảnh hưởng của độ bão hòa đến tiềm năng hóa lỏng của đất.
MS: T2024-TS21.
Chủ nhiệm: Trần Khải Hoàn
Theo bản đồ phân vùng động đất tại Việt Nam, các trận động đất mạnh cấp 8-9 có thể phát sinh dọc theo các đứt gãy Sông mã, động đất cấp 7 có thể xuất hiện dọc theo các đứt gãy sông Lô. Trên hầu hết lãnh thổ, có thể xuất hiện các trận động đất đến cấp 6. Do vậy, nguy cơ sảy ra thảm họa hóa lỏng do động đất là hoàn toàn hiện hữu. Các nghiên cứu sâu hơn tại Việt Nam cũng giúp khẳng định nguy cơ này.
Xu hướng phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam cũng làm tăng rủi ro do hiện tượng hóa lỏng, đó là sự phát triển như vũ bão của cơ sở hạ tầng ven biển cũng như tại các địa phương nằm sâu trong đất liền. Với 3260 Km bờ biển, Việt Nam có rất nhiều khu đô thị lấn biển cùng các cơ sở vật chất khác. Cùng với đó là quá trình đô thị hóa mạnh mẽ ở hầu hết các địa phương hình thành nên những khu đô thị với mật độ dân số lớn, tập trung nhiều cơ sở vật chất trên nền đất dễ hóa lỏng. Nếu không có những biện pháp phòng tránh rủi ro thì hậu quả sẽ là rất lớn.
Các nghiên cứu tại Việt Nam về hiện tượng này chưa nhiều. Hầu hết các nghiên cứu chỉ tập trung vào đánh giá khả năng hóa lỏng hoặc tìm hiểu về hiện tượng hóa lỏng. Còn thiếu những nghiên cứu đặt nền móng cho các biện pháp cải tạo đất để tăng tính kháng hóa lỏng. Mặt khác, cơ học đất không bão hòa là một ngành tương đối mới mẻ, ứng xử của nền đất chịu tải trọng tĩnh và động ở trạng thái không bão hòa vượt ra ngoài những hiểu biết thông thường của cơ học bão hòa. Nghiên cứu về lĩnh vực này hiện đang là một ưu tiên của ngành địa kỹ thuật hiện đại.