Sự kiện

Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp tổ chức Hội thảo Đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực điện tử, bán dẫn và thiết kế vi mạch

 

Ngày 30/11/2023, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp đã long trọng tổ chức "Hội thảo Đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực điện tử, bán dẫn và thiết kế vi mạch".

image001.jpg

Quý đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo

Đến với hội thảo có: PGS.TS Hoàng Văn Hùng, Giám đốc Đại học Thái Nguyên; TS Vũ Lê Hà, Viện Trưởng Viện Điện tử - Viện KH - CN Quân sự; PGS.TS Nguyễn Văn Hảo, Phó Viện trưởng - Viện Khoa học Công nghệ, Đại học Khoa học; TS. Trần Đình Lâm  TS. Phạm Hồng Minh, Viện điện tử - Viện Khoa học Quân sự.

Về phía nhà trường có:  PGS.TS Ngô Như Khoa, Bí thư đảng uỷ, Chủ tịch hội đồng trường; TS. Đỗ Trung Hải, Hiệu trưởng Nhà trường, PGS.TS Nguyễn Văn Chí, Trưởng Khoa Điện tử. Cùng với sự tham gia của các báo cáo viên của các trường đại học trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

 

image002.jpg

PGS.TS Hoàng Văn Hùng - Giám đốc Đại học Thái Nguyên phát biểu tại Hội thảo

Với bề dày truyền thống gần 60 năm, Trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp đã khẳng định vị thế của mình là 1 trong những cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ có uy tín, hoàn toàn có thể đóng vai trò để được đầu tư trọng điểm, làm nòng cốt cho việc phát triển công nghiệp điện tử, bán dẫn và vi mạch tại khu vực trung du miền núi Bắc bộ.

image003.jpg

Không khí tại chương trình Hội thảo

Hội thảo Đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực điện tử, bán dẫn và thiết kế vi mạch tập trung hướng tới việc áp dụng vào thực tiễn trong cả dân sựquốc phòng. Tại Hội thảo, các báo cáo tham luận đã nêu các vấn đề về thực trạng nguồn nhân lực khoa học công nghệ trình độ cao hiện nay tại các cơ sở giáo dục đại học cũng như thực trạng xây dựng nhóm nghiên cứu, triển khai nghiên cứu khoa học tại các đơn vị. 

Hội thảo Đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh cực điện tử, bán dẫn và thiết kế vi mạch diễn ra nhằm mục đích trao đổi, đánh giá, nhận định những thuận lợi, khó khăn trong quá trình đào tạo, nghiên cứu trong lĩnh vực điện tử, bán dẫn và thiết kế vi mạch. Trong quá trình thảo luận, các chuyên gia và nhà khoa học đã đề xuất mở các chương trình đào tạo để đáp ứng nhu cầu phát triển trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn.

image004.jpg

Các báo cáo viên trình bày tại Hội thảo

image005.jpg

Các báo cáo viên trình bày tại Hội thảo

image006.jpg

 

Các báo cáo viên trình bày tại Hội thảo

Mặc dù ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn được xem là một ngành công nghiệp "tỷ đô," nhưng Việt Nam vẫn đối mặt với thách thức lớn về nguồn nhân lực. Thực tế cho thấy, người lao động tuyển dụng cần phải trải qua khóa đào tạo kéo dài từ 6 đến 12 tháng trước khi có thể tham gia vào công việc. Ở Việt Nam, ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn chưa thu hút được sự quan tâm đúng mức. Tổng số doanh nghiệp trong ngành này ở cả nước không đến 50 doanh nghiệp, và hầu hết nguồn nhân lực tập trung tại TP. Hồ Chí Minh. Thêm vào đó, 95% tổng vốn đầu tư vào ngành này đến từ đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI).

image007.jpg

Các báo cáo viên trình bày tại Hội thảo

Hội thảo Đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực điện tử, bán dẫn và thiết kế vi mạch được tổ chức nhằm tạo cầu nối để các nhà khoa học trong nước tiếp cận và trao đổi các kết quả nghiên cứu mới, từ đó tăng cường khả năng hợp tác, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước trong hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; nâng cao năng lực nhóm nghiên cứu mạnh

Truyền thông TNUT viết bài và đưa tin!