Hoạt động

Tọa đàm Nâng cao Độ tin cậy chống sét Hệ thống Điện giữa Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp với các đơn vị thành viên của Tập đoàn điện lực Việt Nam

 Với mục đích nâng cao hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, trao đổi các vấn đề liên quan đến lĩnh vực bảo vệ chống sét hệ thống điện, Ngày 27/07/2024 Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học Thái Nguyên (TNUT) đã tổ chức buổi tọa đàm về giải pháp nâng cao độ tin cậy chống sét trong Hệ thống điện.

image044.jpg

Quý Đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo

Tham dự buổi tọa đàm:

- Về phía nhà trường có:

       PGS.TS. Đỗ Trung Hải - Hiệu trưởng nhà trường;PGS.TS. Ngô Đức Minh - Giám đốc Công ty ĐHKTCN (Trưởng nhóm);TS. Nguyễn Hiền Trung – Trưởng bộ môn Hệ thống Điện; TS. Lê Tiên Phong – Phó trưởng bộ môn Hệ thống Điện;ThS. Ngô Minh Đức – Trung tâm Hợp tác doanh nghiệp và Các Giảng viên ngành Kỹ thuật Điện.

- Về phía khách mời có:

      Ông Bùi Quốc Hùng - Cục phó Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công thương; Ông Lê Việt Hùng - Trưởng Ban Kỹ thuật sản xuất Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN); Ông Nguyễn Minh Đức - Phó Trưởng Ban Kỹ thuật sản xuất EVN; Ông Nguyễn Hữu Đức - Phó Trưởng Ban Kỹ thuật sản xuất EVN; Ông Vũ Anh Phương - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty điện lực Miền Bắc (EVN NPC); Ông Nguyễn Danh Đức - Trưởng Ban kỹ thuật EVN NPC; Ông Nguyễn Quang Trung - Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội; Ông Phạm Duy Huấn - Trưởng ban kỹ thuật Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội; Ông Lưu Thành - Phó Trưởng ban kỹ thuật Tổng Công ty Truyền tải điện Việt Nam (EVN NPT); Ông Nguyễn Đình Bảo - Viện Đo lường Việt Nam; Ông Lại Đức Phương - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Kỹ thuật MEP; Ông TanLong và Ông Nguyễn Văn Viên - Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty HuaKaiLong sản xuất cột điện bê tông; Ông Nguyễn Văn Phước và Ông Bùi Kim Sơn -  Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư xây dựng thương mại Phước Sơn; Ông Trần Văn Vinh - Giám đốc Công ty KT Xanh; Ông Nguyễn Kim Cương - Phó tổng giám đốc Công ty Tư vấn xây dựng điện I (PECC1); Ông Nguyễn Thanh Liêm - Tổng giám đốc công ty AHP; Ông Vũ Thế Nam - Hội đồng thành viên Tổng ty điện lực miền Bắc; Ông Ngô Trần Hoàng – Phó giám đốc Công ty điện lực Thái Nguyên; Buổi tọa đàm còn có sự tham dự của các cán bộ đại diện cho các phòng ban trong các công ty khách hàng và những người quan tâm.

image023.jpg

PGS.TS. Đỗ Trung Hải - Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu tại Hội thảo

image024.jpg

Phát biểu của Ông Bùi Quốc Hùng - Cục phó cục điện lực và NLLT, Bộ Công thương

Phát biểu khai mạc, PGS.TS. Đỗ Trung Hải đã giới thiệu về sự phát triển của nhà trường, trong đó nhấn mạnh định hướng đào tạo theo định hướng ứng dụng của nhà trường và mong muốn buổi tọa đàm sẽ bước khởi đầu để tăng cường hợp tác giữa nhà trường với doanh nghiệp.

image025.jpg

PGS.TS. Ngô Đức Minh trình bày tóm tắt một số nội dung của giải pháp “Nâng cao độ tin cậy chống sét hệ thống điện”, Chia sẻ/giải đáp các vấn đề thực tế xảy ra đối với hệ thống chống sét trong HTĐ được nêu ra từ Đại diện các đơn vị tham dự Tọa đàm.

     Tiếp nối chương trình, PGS.TS. Ngô Đức Minh đã trình bày tóm tắt một số nội dung của giải pháp Nâng cao độ tin cậy chống sét hệ thống điện:  Bản chất phóng điện sét, quá trình trước – trong khi – sau khi xảy ra phóng điện sét; Đường dẫn sét theo tổng trở sóng nhỏ nhất; Tác dụng và những hạn chế của dây thu sét/kim thu sét và dây dẫn sét, điện cực nối đất; Phân tích Quá trình sét đánh đường dây 110 kV, đường dẫn sét qua dây pha (nhôm) mà không qua dây dẫn sét (thép); Phân tích hiện tượng 7 VT cột 110 bị sét đánh và Giải pháp khắc phục; Phân tích thực tế sét đánh TBA 110 kV Cao Bằng; Đề xuất Giải pháp bổ sung dây dẫn sét bằng nhôm/đồng áp dụng đối với cột thép và cột bê tông ly tâm. Giải đáp và phân tích những vấn đề trong nội dung tọa đàm, VV.

     Tại buổi tọa đàm, đại diện của Công ty HuaKaiLong sản xuất cột điện bê tông đã bày tỏ sự đồng thuận về những vấn đề mà PGS.TS. Ngô Đức Minh đã trình bày và giới thiệu những giải pháp đã được áp dụng tại Trung Quốc và sẵn sàng hợp tác nghiên cứu/chế tạo thử nghiệm tại Công ty của ông để có được những công trình điện/cột điện có hệ thống thoát sét tốt nhất.

     Tiếp nối chương trình, đại diện EVN NPC đã trình bày chi tiết những phân tích về vấn đề sét tại EVN, tính toán để lượng hóa nguyên nhân và hiệu quả của từng giải pháp đã được áp dụng từ năm 2021 đến nay.

     Đại diện Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội, Tổng Công ty Truyền tải điện, Phó tổng giám đốc Công ty Xây dựng điện I cũng đã có những phát biểu về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thiết kế, đánh giá độ tin cậy của hệ thống chống sét khi có đến khoảng (80-85)% sự cố là do sét. Những nghiên cứu về vấn đề chống sét cần được nghiên cứu chi tiết để giảm chi phí lắp đặt thiết bị chống sét mà vẫn đạt hiệu quả cao và cần được đưa vào các quy định để làm cơ sở kỹ thuật cho các bên liên quan.

     Kết quả: Xuyên suốt từ những lý thuyết cơ bản và phân tích hiện tượng về sét trong thực tế đã xảy ra đối với HTĐ, kết quả thu được của Tọa đàm là một sự nhìn nhận rõ ràng hơn và hướng tới những giải pháp nâng cao độ tin cậy chống sét HTĐ. Nhóm nghiên cứu xin khất lại đến Hội thảo tiếp theo được tổ chức tại Tổng công ty truyền tải điện sẽ có đủ thời lượng để chia sẻ/phân tích chi tiết hơn những góc khuất của lý thuyết và thực tế chống sét HTĐ.

  • Một số hình ảnh của buổi tọa đàm:

image030.jpgQuý đại biểu tham dự Hội thảo

image031.jpgQuý đại biểu tham dự Hội thảo

image032.jpgQuý đại biểu tham dự Hội thảo

image033.jpg

Quý đại biểu tham dự Hội thảo

Trong không khí cởi mở và tâm huyết nghề nghiệp. Các lãnh đạo đơn vị và chuyên gia về chống sét của EVN đã chia sẻ những dạng sự cố xảy ra Hệ thống điện truyền tải còn chưa rõ nguyên nhân và hướng khắc phục.

     image034.jpg

    

     Ông Lê Việt Hùng đã phân tích, đánh giá nội dung Tọa đàm có ý rất thiết thực, nhiều vấn đề được làm rõ và có thể triển khai ứng dụng đối với hệ thống điện Việt Nam. Đề xuất các đơn vị trong Tập đoàn điện lực Việt Nam hợp tác với Nhóm nghiên cứu để chuyển giao công nghệ, lựa chọn địa chỉ áp dụng/thử nghiệm thích hợp trong thời gian sớm nhất có thể.

      Ông Bùi Quốc Hùng tóm lược kết quả đạt được và ý nghĩa của Buổi Tọa đàm. Ông Hùng nhấn mạnh, Mô hình hợp tác giữa Nhà trường và các Công ty nói chung và với Tập đoàn điện lực Việt Nam nói riêng là rất cần thiết để mang lại lợi ích chung cho toàn Xã hội và các bên cùng phát triển.

image035.jpg

Chương trình thứ hai của buổi tọa đàm là các đại biểu tham quan hệ thống thí nghiệm, thực hành công nghệ cao tại 2 phòng thí nghiệm MEP và ATS.

  • Phòng thí nghiệm ATS được trang bị những trang thiết bị và công nghệ hiện đại nhất để đào sinh viên, học viên cao học ngành Kỹ thuật điện nói chung, chuyên ngành Hệ thống điện, Điện công nghiệp&Dân dụng nói riêng và các học viên của các lớp đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cho nhân lực của các cơ quan đơn vị bên ngoài nhà trường về lĩnh vực bảo vệ rơ le, tự động hóa hệ thống điện và SCADA.
  • Lê Tiên Phong giới thiệu lịch sử ra đời và phát triển phòng thí nghiệm ATS; Các kết quả đạt được trong 3 năm qua. Tại đây có thể đáp ứng các chương trình NCKH, Đề tài Luận văn, Đồ án tốt nghiệp và đào tạo kỹ thuật cài đặt/vận hành các HT bảo vệ rơ le và SCADA hệ thống điện.

image036.jpg

Các đại biểu tham quan phòng thí nghiệm ATS

image037.jpg

Các đại biểu tham quan phòng thí nghiệm ATS

  • Phòng thí nghiệm MEP được tài trợ bởi công ty MEP - một Công ty đa ngành nghề với sứ mệnh kiến tạo những giá trị bền vững cho xã hội, sản xuất – thương mại nhóm ngành tủ điện, thang máy, máy phát điện, busway, thi công hệ thống cơ điện.

Ông Lại Đức Phương - Tổng giám đốc công ty MEP đã giới hiệu toàn bộ hệ thống tủ với những đặc điểm công nghệ mới nhất đã được áp dụng. Hệ thống tủ này đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ Công thương và Tập đoàn điện lực Việt Nam trong hệ thống điện phân phối đặc biệt là trong quá trình chuyển đổi sang vận hành nguồn điện tái tạo như hiện nay.

image038.jpg

Ông Lại Đức Phương giới thiệu về hệ thống tủ của phòng MEP

PGS.TS. Ngô Đức Minh đã có thêm những trao đổi chỉ ra tính ưu việt so với các tủ thông thường và những phát triển trong thời gian tới để tiếp tục nâng cao khả năng thông minh hóa cũng như chất lượng điều khiển của hệ thống tủ do công ty MEP tài trợ.

 

Phần giới thiệu của PGS.TS. image039.jpgNgô Đức Minh tại phòng thí nghiệm MEP

Một số hình ảnh trao đổi của nhà trường, công ty MEP và các đại biểu tại phòng MEP.

  

  image040.jpg

Kết thúc tọa đàm, Nhà trường và các đại biểu đã chụp ảnh lưu niệm

image043.jpg

Kết thúc tọa đàm, Nhà trường và các đại biểu đã chụp ảnh lưu niệm

image042.jpg

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

image041.jpg

 

Tin bài

NHÓM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC :

PGS.TS. Ngô Đức Minh – Trưởng nhóm

PGS.TS. Đỗ Trung Hải

  1. Nguyễn Hiền Trung
  2. Lê Tiên Phong

ThS. Ngô Minh Đức