Giới thiệu Phòng Thanh tra và Quản lý Chất lượng

1. Chức năng
Phòng Thanh tra và Quản lý chất lượng có chức năng tham mưu, giúp Hiệu trưởng trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động của Trường; công tác pháp chế và phòng, chống tham nhũng theo quy định; đảm bảo chất lượng giáo dục trong Trường theo Quy định của BGD-ĐT và ĐHTN phù hợp với sứ mạng, mục tiêu giáo dục và chiến lược phát triển Trường đáp ứng sự hài lòng của các bên liên quan.
2. Nhiệm vụ
a) Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát
- Thanh tra công tác tuyển sinh và nhập học hàng năm;
- Thanh tra, kiểm tra hồ sơ tuyển sinh, hồ sơ tốt nghiệp của người học;
- Thanh tra, kiểm tra công tác quản lý, cấp phát, công nhận, xác minh, sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận của Trường;
- Kiểm tra và xác nhận tính chính xác về những trường thông tin của sinh viên ghi trên bằng tốt nghiệp so với hồ sơ gốc của sinh viên, các quyết định trúng tuyển, quyết định tốt nghiệp và sổ cấp phát bằng;
- Tổ chức xây dựng các văn bản quản lý liên quan đến công tác thanh tra, kiểm tra của Trường. Nghiên cứu, đề xuất và áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thanh tra nội bộ Trường;
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức pháp luật trong Trường;
- Thanh tra, kiểm tra việc xây dựng hoàn thiện các văn bản tạo hành lang pháp lý cho tổ chức, hoạt động của Trường; kiểm tra việc thực hiện chính sách và pháp luật về giáo dục trong Trường;
- Thanh tra, giám sát việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục, quy chế đào tạo, quy chế thi, quy chế làm việc; việc thực hiện các quy định về quản lý tài chính, tài sản, khoa học công nghệ, công tác tổ chức cán bộ và các điều kiện cần thiết khác nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo;
- Thanh tra việc thực hiện quy chế, quy định liên quan đến công tác giảng dạy của giảng viên (giờ lên lớp, học tập, thực hiện chương trình, nội dung, kế hoạch dạy học); kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của VC, NLĐ tại các đơn vị thuộc Trường;
- Kiểm tra, giám sát công tác đánh giá điểm chuyên cần, thái độ học tập của người học, sự tương tác giữa sinh viên và giảng viên ở các lớp học trực tuyến;
- Chủ trì tổ chức thực hiện công tác thanh tra theo chuyên đề, thanh tra thường xuyên theo kế hoạch, thanh tra đột xuất theo quyết định của Hiệu trưởng. Chủ trì xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm trình Hiệu trưởng phê duyệt và tổ chức thực hiện;
- Chủ trì tổ chức thực hiện công tác tiếp công dân, giải quyết các khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật về khiếu nại tố cáo; là đầu mối thẩm tra, xác minh, kiến nghị với Hiệu trưởng về các nội dung liên quan đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Hiệu trưởng;
- Phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy, Ủy ban Kiểm tra Công đoàn, Ban Thanh tra nhân dân thực hiện những nội dung liên quan đến công tác kiểm tra của Đảng ủy, Công đoàn và Ban Thanh tra nhân dân;
- Chuẩn bị nhân sự và trình Hiệu trưởng ra quyết định thành lập các đoàn, tổ thanh tra để kiểm tra, xác minh; kiến nghị biện pháp xử lý các vấn đề thuộc thẩm quyền quản lý của Hiệu trưởng;
- Phối hợp với các đơn vị có liên quan kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ hàng năm của các đơn vị trực thuộc Trường; tổng hợp đánh giá việc thực thi của các đơn vị về các kết luận, chỉ đạo của Hiệu trưởng;
- Phối hợp với các đơn vị, tổ chức đoàn thể có liên quan để kiểm tra, giám sát việc khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với VC, NLĐ và sinh viên;
- Phối hợp với trưởng đơn vị trong Trường để chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức, hoạt động thanh tra trong Trường và đơn vị; phối hợp với các đơn vị chức năng, các khoa, bộ môn kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật, nội quy, quy chế và kiến nghị những biện pháp xử lý vi phạm;
- Chủ trì trong công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kết luận sau thanh tra, kiểm tra; kiến nghị các biện pháp phòng ngừa, khắc phục hậu quả và xử lý các vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế trong hoạt động của Trường;
- Chủ trì thực hiện chế độ báo cáo công tác thanh tra gửi Hiệu trưởng và cơ quan quản lý cấp trên theo quy định;
- Chủ trì công tác tổ chức, bồi dưỡng kiến thức về công tác thanh tra, kiểm tra;
- Tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác thanh tra do Bộ Trường, Bộ GD&ĐT và các cơ quan chuyên môn khác tổ chức;
- Giúp Hiệu trưởng tổng kết kinh nghiệm thực tiễn về công tác thanh tra, kiểm tra;
- Thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn nhằm nâng cao năng lực làm việc và hiệu quả công tác của đơn vị; quản lý toàn diện và hiệu quả, đúng quy định của Trường, Bộ GD&ĐT về nhân lực, cơ sở vật chất và tài sản được giao;
- Chịu sự kiểm tra, thanh tra của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
- Thanh tra, kiểm tra các công tác liên quan khác thuộc thẩm quyền.
b) Công tác pháp chế
- Chủ trì thực hiện chế độ báo cáo công tác pháp chế gửi Hiệu trưởng và cơ quan quản lý cấp trên theo quy định;
- Chủ trì trong công tác tổ chức, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng công tác pháp chế cho cán bộ làm công tác pháp chế tại đơn vị;
- Tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác pháp chế do Trường, Bộ GD&ĐT và các cơ quan chuyên môn khác tổ chức;
- Tổ chức xây dựng các văn bản quản lý liên quan đến công tác pháp chế của Trường. Nghiên cứu, đề xuất và áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác pháp chế;
- Giúp Hiệu trưởng về những vấn đề pháp lý; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Trường, các đơn vị, VC, NLĐ và người học;
- Tham gia ý kiến tư vấn về mặt pháp lý đối với các văn bản do các đơn vị chức năng soạn thảo trước khi trình Hiệu trưởng. Giúp Hiệu trưởng thẩm định về thẩm quyền pháp lí các văn bản quy chế, quy định của Trường trước khi ban hành;
- Chủ trì, kiến nghị các biện pháp tuyên truyền, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền, triển khai, cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đào tạo; tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nội quy, quy chế cho viên chức và người lao động, và người học của Trường;
- Kiểm tra, rà soát và hệ thống hóa các văn bản thuộc lĩnh vực quản lý của Nhà trường;
- Đề xuất kiến nghị về các biện pháp đảm bảo thi hành pháp luật về giáo dục; tham gia đề xuất sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các chính sách và quy định của Nhà nước về giáo dục, các quy chế, quy định của Trường phù hợp với thực tiễn;
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, văn bản quản lý, chỉ đạo, điều hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của ĐHTN và của các đơn vị trong phạm vi Trường quản lý;
- Giúp Hiệu trưởng chuẩn bị ý kiến đóng góp cho dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan, đơn vị gửi lấy ý kiến; kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền trong việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
c) Công tác phòng, chống tham nhũng
- Giám sát việc phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
- Chủ trì thực hiện chế độ báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng gửi Hiệu trưởng và cơ quan quản lý cấp trên theo quy định.
d) Tham mưu, xây dựng và giám sát việc thực hiện Quy chế dân chủ trong Trường.
e) Xây dựng kế hoạch, ban hành thông báo, biểu mẫu triển khai xác định khối lượng hoạt động chuyên môn của giảng viên đến từng đơn vị đào tạo theo năm học (trong trường hợp cần thiết có thể theo kỳ học); Xác minh và tổng hợp kết quả khối lượng hoạt động chuyên môn của giảng viên gửi đến bộ phận tổng hợp khối lượng của Trường.
f) Thực hiện nhiệm vụ phân tích, xử lý dữ liệu về ngày công, giờ công của VC, NLĐ trong toàn Trường.
g) Công tác đảm bảo chất lượng
- Nghiên cứu ứng dụng các mô hình đảm bảo chất lượng trong nước và quốc tế vào thực tiễn, tham mưu cho Hiệu trưởng ban hành các văn bản quy định và hướng dẫn thực hiện về đảm bảo chất lượng, kiểm định chất lượng giáo dục trong Trường;
- Thực hiện công tác điều phối, hỗ trợ, tổ chức đánh giá (bao gồm tự đánh giá và đánh ngoài), kiểm định chất lượng cấp Trường và cấp chương trình đào tạo theo các tiêu chuẩn quốc gia, khu vực và quốc tế;
- Tham mưu cho Hiệu trưởng kế hoạch cải tiến chất lượng sau tự đánh giá, đánh giá ngoài;
- Xây dựng tiêu chí và phương pháp đánh giá chất lượng hoạt động của viên chức, giảng viên;
- Xây dựng các mẫu phiếu hỏi và chủ trì các cuộc khảo sát các bên liên quan về:
+ Chất lượng môn học và các hoạt động đào tạo bao gồm: chính sách về đào tạo; tài liệu, phương pháp giảng dạy - học tập; nội dung, phương pháp kiểm tra, đánh giá; trang thiết bị phục vụ giảng dạy - học tập; thái độ và tác phong sư phạm.
+ Chất lượng phục vụ và hỗ trợ người học hoặc chất lượng dịch vụ, bao gồm: cơ sở vật chất, trang thiết bị thí nghiệm, thực hành; cơ sở hạ tầng thông tin và thư viện; ký túc xá; chăm sóc y tế; cảnh quan, môi trường; quản lý, tư vấn và hỗ trợ sinh viên.
+ Khảo sát khóa học.
- Xây dựng và cải tiến Hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong bao gồm việc thu thập, xử lý, báo cáo, lưu trữ, cập nhật, nhận và chuyển thông tin tới các bên liên quan;
- Tổ chức các chương trình bồi dưỡng và tập huấn nghiệp vụ chuyên môn về đảm bảo chất lượng cho cán bộ của Trường.
- Chủ trì tập huấn, phổ biến quy chế thi, kiểm tra, đánh giá cho người học;
h) Kiểm tra các điều kiện để tổ chức hoạt động đào tạo và công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục của Trường theo quy định của BGD&ĐT và ĐHTN.
i) Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO của Trường.
- Tham mưu cho Hiệu trưởng các giải pháp để quản lý, duy trì và cải tiến Hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong của Nhà trường;
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức đánh giá nội bộ các quy trình theo tiêu chuẩn ISO 9001;
- Tổ chức khắc phục và cải tiến những hành động không phù hợp, điều chỉnh các quy trình theo kết quả đánh giá;
- Tổ chức các cuộc họp để lãnh đạo Trường xem xét về kết quả hoạt động và hiệu lực của Hệ thống quản lý chất lượng.
- Thống kê, phân tích chất lượng thi, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của người học và tham mưu cho Hiệu trưởng các giải pháp nâng cao chất lượng;
- Tổ chức xét, công nhận chuẩn đầu vào và đầu ra ngoại ngữ cho sinh viên.

Xem thêm

Ẩn bớt