1. Chức năng
Phòng KHCN&HTQT có chức năng tham mưu, giúp Hiệu trưởng trong công tác xây dựng chiến lược, định hướng phát triển, tổ chức triển khai các hoạt động quản lý về nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế, hỗ trợ khởi nghiệp và chuyển giao tri thức của Trường.
2. Nhiệm vụ
a) Quản lý khoa học
- Chủ trì xây dựng kế hoạch KHCN ngắn hạn và dài hạn của Trường;
- Là đầu mối xúc tiến phát triển các hoạt động NCKH; điều phối, theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch KHCN;
- Hướng dẫn đăng ký và quản lý các đề tài KHCN các cấp, đề tài NCKH của sinh viên;
- Theo dõi, quản lý tiến độ và tổ chức đánh giá, nghiệm thu các dự án, đề án, đề tài NCKH theo đúng kế hoạch được phê duyệt;
- Hướng dẫn sử dụng kinh phí trong quá trình triển khai các đề tài NCKH;
- Tư vấn cho lãnh đạo trường ký các hợp đồng kinh tế về KHCN;
- Là đầu mối tổ chức các dịch vụ NC phù hợp với chuyên môn, mục tiêu của Trường; ứng dụng KHCN phục vụ nhiệm vụ chính trị của Nhà trường;
- Kiểm tra, giám sát, quản lý công tác NCKH của VC, NLĐ; xác nhận kết quả KHCN, xác nhận quyền tác giả và giải quyết những vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ trong công tác NCKH;
- Chủ trì việc xét sáng kiến cải tiến hàng năm;
- Là đầu mối tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học cấp trường, cấp quốc gia và Quốc tế; phối hợp với các đơn vị quản lý, tổ chức các hoạt động KHCN, tổ chức hội thảo, hội nghị cấp đơn vị;
- Phối hợp xây dựng, bổ sung các quy chế, quy định về NCKH đối với giảng viên và NCV;
- Chủ trì phối hợp với các đơn vị chức năng xây dựng các văn bản quản lý nội bộ về KHCN;
- Tổ chức thông tin khoa học: quản lý thực hiện bảo mật, đăng ký bản quyền các phát minh, sáng chế; tổ chức chỉ đạo quản lý và đề xuất các giải pháp tăng cường hoạt động NCKH trong sinh viên. Tham gia tổ chức các cuộc thi học thuật trong sinh viên; chủ trì lựa chọn đề tài và thủ tục đăng ký tham gia giải thưởng sinh viên NCKH;
- Quản lý và theo dõi các hợp đồng NCKH, chuyển giao công nghệ với các địa phương, doanh nghiệp; tổ chức giới thiệu những thành tựu khoa học, kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ với các cơ sở ngoài trường nhằm áp dụng các tiến bộ KHCN vào thực tiễn;
- Chủ trì phối hợp với các đơn vị chức năng liên quan mở rộng quan hệ, hợp tác, trao đổi trong công tác KHCN với các cơ quan đơn vị trong và ngoài nước;
- Thực hiện việc lấy ý kiến của các bên liên quan về hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế.
b) Hợp tác quốc tế
- Thực hiện nhiệm vụ quản lý các chương trình, nội dung hoạt động của các đơn vị, cá nhân thuộc Trường về công tác hợp tác quốc tế;
- Chủ trì tham mưu xây dựng chiến lược hợp tác Quốc tế và kế hoạch hợp tác quốc tế hàng năm của trường;
- Là đầu mối tham mưu, xây dựng và tổ chức triển khai các hoạt động phát triển thương hiệu, hình ảnh quốc tế của Trường ra nước ngoài;
- Tìm kiếm các đối tác quốc tế nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế về đào tạo, nghiên cứu khoa học;
- Đầu mối tổ chức các công việc liên quan đến Hội thảo quốc tế (thiết kế website hội thảo, thư mời, phân phản biện, thủ tục xuất bản kỷ yếu,…), seminar bằng tiếng Anh;
- Thực hiện các công việc liên quan đến việc dịch thuật từ tiếng Việt sang tiếng Anh và ngược lại các văn bản, thủ tục hành chính;
- Soạn thảo các văn bản liên quan đến hợp tác Quốc tế (MOU, MOA);
- Soạn thảo nội dung hội đàm, các văn bản ghi nhớ về hợp tác quốc tế được giao trình Hiệu trưởng ký. Tiếp nhận, soạn thảo, dịch và gửi các tài liệu, thư tín phục vụ cho hoạt động hợp tác quốc tế của Trường. Thực hiện ghi biên bản các cuộc họp, hội đàm, trao đổi giữa lãnh đạo Nhà trường với đối tác quốc tế và khách nước ngoài;
- Xây dựng kế hoạch đoàn vào - đoàn ra; quản lý chương trình, nội dung, thời gian làm việc của các tổ chức, cá nhân nước ngoài đến thăm và làm việc; làm thủ tục xuất nhập cảnh cho đoàn vào, đoàn ra; đón tiếp, hỗ trợ sắp xếp nơi ở, làm việc, hướng dẫn thăm quan cho khách nước ngoài đến làm việc tại Trường;
- Chủ trì trong việc tổ chức chu đáo công tác lễ tân, đón tiếp và làm việc với đối tác quốc tế;
- Thực hiện các thủ tục pháp lý cho lưu học sinh học tập tại trường như thủ tục liên quan đến visa; Quản lý, lưu trữ thông tin, các sổ sách, tài liệu hồ sơ về hợp tác quốc tế, lưu trữ thông tin, hồ sơ cá nhân của người nước ngoài đến thăm, làm việc, giảng dạy tại trường;
- Chủ trì trong công tác quản lý các hoạt động có yếu tố nước ngoài trong Trường, đảm bảo an ninh đối ngoại, chính trị quốc tế và uy tín của trường ở trong nước và trường quốc tế;
- Chủ trì công tác báo cáo, thống kế, đánh giá, tổng kết và khen thưởng về công tác hợp tác quốc tế của Trường; tổng hợp, báo cáo công tác hoạt động hợp tác quốc tế cho các cơ quan thẩm quyền có liên quan;
- Đầu mối quản trị nội dung tiếng nước ngoài trên Cổng thông tin điện tử (trang website) của trường;
- Chủ trì biên dịch các văn bản, quy định liên quan đến người học nước ngoài;
- Đầu mối tiếp xúc với đối tác nước ngoài, giúp Hiệu trưởng chuẩn bị các nội dung văn bản hợp tác; tổ chức các lễ ký kết văn bản hợp tác của trường với các đối tác; quản lý tài liệu, văn bản thỏa thuận quốc tế; đưa đón khách quốc tế.
c) Công tác Hỗ trợ khởi nghiệp
- Đầu mối triển khai, tổ chức và thực hiện các hoạt động liên quan đến hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) cho sinh viên và giảng viên;
- Đầu mối tuyển chọn sinh viên tiềm năng để đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ hỗ trợ khởi nghiệp; tuyển chọn và đầu tư cho các đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học và sáng tạo khoa học các cấp có tiềm năng tham dự các giải thưởng các cấp;
- Phát hiện và hỗ trợ những ý tưởng KNĐMST có tiềm năng để tìm kiếm các doanh nghiệp, quỹ đầu tư hỗ trợ kinh phí nghiên cứu hoàn thiện công nghệ, sản phẩm, sản xuất thử nghiệm nhằm đẩy mạnh việc chuyển giao, thương mại hóa sản phẩm;
- Phối hợp, kết nối, vận động các nguồn lực trong và ngoài nước để hỗ trợ, tài trợ các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp và các dự án ươm tạo;
- Hỗ trợ khởi nghiệp góp phần xây dựng và phát triển sinh thái khởi nghiệp, phát triển cộng đồng doanh nghiệp lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, có sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao, có khả năng tiêu thụ trên thị trường;
- Xây dựng Quỹ hỗ trợ ý tưởng KNĐMST từ nguồn lực của các tổ chức, doanh nghiệp từ nguồn thu của Trung tâm khi có điều kiện, để hỗ trợ phát triển các dự án khởi nghiệp trong và ngoài Trường.
d) Công tác Chuyển giao tri thức
- Tiếp nhận và chuyển giao tri thức trong lĩnh vực theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị;
- Xây dựng các dự án ươm tạo công nghệ; phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học; các hoạt động quản lý của Trường và nhu cầu của doanh nghiệp;
- Liên kết, hợp tác với các tổ chức, các trung tâm khoa học công nghệ và trường đại học trong và ngoài nước để triển khai thực hiện các hoạt động chuyển giao tri thức thông qua hợp tác nghiên cứu khoa học và công nghệ, dịch vụ môi giới công nghệ;
- Chủ trì trong việc tìm nguồn đầu tư cho các nghiên cứu tạo ra tài sản trí tuệ, sản phẩm khoa học và công nghệ có giá trị thương mại, giá trị tăng cao và chuyển giao ra ngoài xã hội;
- Tư vấn thiết kế kỹ thuật và giải pháp công nghệ cho các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân;
- Hỗ trợ ươm tạo doanh nghiệp có dự án nhiều tiềm năng, có sản phẩm, dịch vụ thuộc các lĩnh vực của Trường và phục vụ lợi ích cộng đồng, xã hội;
- Chủ trì trong việc tìm nguồn đầu tư vào các doanh nghiệp khoa học công nghệ theo các hình thức đóng góp hợp pháp (bản quyền, vốn, cổ phần) để xây dựng, phát triển các doanh nghiệp khoa học công nghệ trên địa bàn;
- Thúc đẩy thương mại hóa các sản phẩm khoa học và công nghệ bằng việc kết nối giữa giảng viên, sinh viên, các nhà nghiên cứu và doanh nghiệp để khởi nghiệp;
- Hợp tác với các quỹ đầu tư mạo hiểm, các cá nhân và tổ chức để huy động vốn cho các dự án nghiên cứu, thương mại hóa công nghệ;
- Thực hiện việc đầu tư chuyển giao công nghệ, thương mại hóa sản phẩm.