Phòng Đào tạo thành lập theo Quyết định số 92/QĐ - TCCB (Thái Nguyên ngày 09/02/2006) của Giám đốc ĐHTN.
1. Chức năng
Phòng Đào tạo tham mưu cho Hiệu trưởng về công tác quản lý và phát triển đào tạo hệ đại học. Tổ chức thực hiện công tác đào tạo và thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao.
2. Nhiệm vụ
2.1. Quản lý và phát triển các chương trình đào tạo của nhà trường.
2.2. Triển khai công tác tuyển sinh của trường và của Đại học Thái Nguyên.
2.3 Tổ chức đào tạo các hệ thuộc bậc đại học.
2.4. Quản lý kết quả học tập của sinh viên toàn trường. Quản lý việc cấp phát các văn bằng chứng chỉ, cấp giấy chứng nhận kết quả học tập của sinh viên tốt nghiệp.
2.5. Tiến hành xét kết quả học tập, xét tốt nghiệp.
2.6. Quản lý và tổ chức đào tạo các chương trình tiên tiến, chương trình liên kết.
2.7. Tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ các chuyên đề bậc đại học.
Chi tiết chức năng nhiệm vụ Phòng Đào tạo
3. Nhiệm vụ cụ thể
3.1. Quản lý và phát triển các chương trình đào tạo của nhà trường.
- Xây dựng kế hoạch, dự báo chiến lược phát triển đào tạo.
- Tổ chức nghiên cứu xác định nhu cầu đào tạo làm cơ sở xây dựng kế hoạch phát triển đào tạo dài hạn của trường. Đánh giá tính phù hợp của sản phẩm đào tạo với yêu cầu của người sử dụng lao động, tham mưu cho Hiệu trưởng về đổi mới công tác đào tạo.
- Xây dựng kế hoạch, lập chương trình phát triển các loại hình đào tạo đại học không chính quy phù hợp với yêu cầu của xã hội.
- Đề xuất cơ chế phối hợp liên kết với các địa phương và các cơ sở đào tạo, nhằm tạo điều kiện khuyến khích phát triển, tăng cường quan hệ hợp tác. Là đầu mối giới thiệu về các chuyên ngành, nhằm phát triển hợp lý đào tạo hệ đại học không chính quy.
- Phối hợp với các khoa, bộ môn và đơn vị chức năng nghiên cứu đổi mới, hoàn thiện mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo, giáo trình, cơ cấu kiến thức và phương pháp giảng dạy. Theo dõi và đề xuất hướng giải quyết các điều kiện cần thiết phục vụ cho tiến trình đổi mới, phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao.
3.2. Triển khai công tác tuyển sinh của trường và của Đại học Thái Nguyên.
- Dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh hệ chính quy hàng năm gửi Đại học Thái Nguyên.
- Đề xuất và thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh hệ đại học không chính quy, đại học văn bằng 2, hoàn chỉnh kiến thức đại học,... theo phân cấp của Đại học Thái Nguyên. Tổ chức và thực hiện tuyển sinh các hệ bao gồm các việc chính: xin chỉ tiêu, lên kế hoạch, thông báo tuyển sinh, tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thi, chấm thi, xét tuyển, báo cáo cấp trên , triệu tập thí sinh trúng tuyển.
- Phối hợp với các đơn vị trong việc tổ chức tuyển sinh đào tạo đại học đối với lưu học sinh hoặc chương trình liên kết với nước ngoài theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3.3 Tổ chức đào tạo các hệ thuộc bậc đại học.
- Trước mối học kỳ, rà soát toàn bộ chương trình đào tạo và kế hoạch đã tổ chức đào tạo; Dự kiến kế hoạch đào tạo của học kỳ kế tiếp trên xử lý các dữ liệu về chương trình, kế hoạch, dữ liệu về sinh viên, giảng viên, cơ sở vật chất. Lập kế hoạch đào tạo đại học chính quy, không chính quy, đại học văn bằng 2, hệ liên thông, hoàn chỉnh kiến thức đại học theo định hướng phát triển của Nhà trường.
- Phối hợp với các đơn vị tổ chức đánh giá công tác giảng dạy của giảng viên nhằm đảm bảo chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy. Đề xuất hướng giải quyết với Ban Giám hiệu nhằm không ngừng hoàn thiện công tác quản lý giảng dạy, học tập của hệ đại học trong toàn trường.
- Quản lý và thực hiện điều độ kế hoạch giảng dạy, học tập học kỳ và năm học cho hệ đại học. Kết hợp với các đơn vị đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý, hiệu quả trang thiết bị phục vụ đào tạo.
- Tổ chức thực hiện các quy chế, quy định về đào tạo hệ đại học theo các quy định hiện hành. Phối hợp với các đơn vị giải quyết kịp thời các chế độ, chính sách đối với sinh viên.
- Đề xuất và kết hợp với phòng Công tác HSSV thực hiện công tác phân ngành đào tạo hàng năm cho sinh viên hệ chính quy.
- Tổ chức triển khai và phối hợp với các đơn vị, thực hiện hợp đồng mời giáo viên thỉnh giảng và công tác phát sinh trong quá trình đào tạo.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan, quản lý sinh viên trong quá trình học tập.
- Phối hợp với các trung tâm liên kết đào tạo tại các tỉnh để quản lý công tác giảng dạy và học tập tại địa phương liên kết mở lớp.
- Đối chiếu xác nhận giờ giảng hệ chính quy cho các khoa, các bộ môn và giảng viên trong trường; Lập phương án chi trả giờ giảng trình Hiệu trưởng phê duyệt.
- Thực hiện công tác tổng hợp về hoạt động đào tạo hệ đại học; Thống kê, báo cáo kịp thời theo yêu cầu của Nhà trường và cấp trên.
- Lập kế hoạch biên soạn và in ấn giáo trình để Hiệu trưởng phê duyệt. Đôn đốc các khoa, bộ môn, các đơn vị liên quan xây dựng đề cương, chương trình môn học, giáo trình, bài giảng, phối hợp với các đơn vị thực hiện kế hoạch in ấn, xuất bản, cấp phát các tài liệu đã được phê duyệt. Chủ trì việc thanh quyết toán tiền thù lao viết giáo trình, tài liệu giảng dạy, bài giảng và các tài liệu tham khảo.. đã được Hiệu trưởng phê duyệt.
- Phối hợp với bộ phận tài vụ của trường lập các hợp đồng đào tạo với các địa phương, tổ chức theo dõi và thanh lý hợp đồng đào tạo.
3.4. Quản lý kết quả học tập của sinh viên toàn trường:
- Quản lý việc cấp phát các văn bằng chứng chỉ, cấp giấy chứng nhận kết quả học tập của sinh viên tốt nghiệp.
- Quản lý, lưu trữ: Điểm thi tuyển sinh, điểm học phần, bài thi tuyển sinh, bài thi tốt nghiệp,... theo quy định.
- Tổng hợp dữ liệu, kiếm tra kết quả học tập của sinh viên với các khoa theo quy chế đào tạo; Hoàn thiện văn bản trình các Hội đồng xem xét kết luận.
3.5. Tiến hành xét kết quả học tập, xét tốt nghiệp:
- Thường trực các Hội đồng: Tuyển sinh, xét kết quả học tập, xét tốt nghiệp; Thành viên Hội đồng xét khen thưởng, kỷ luật sinh viên, Hội đồng khoa học - Đào tạo và các Hội đồng liên quan đến học bổng, trợ cấp sinh viên; Thực hiện theo Quy chế đào tạo.
- Quản lý và thực hiện các thủ tục về cấp phát văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận học lực theo quy chế của Bộ và quy định của trường.
- Tiếp nhận và xử lý các loại đơn từ, hồ sơ, công văn,... liên quan đế công tác đào tạo hệ đại học. Xác nhận, cấp giấy chứng nhận và các giấy tờ khác cho sinh viên thuộc thẩm quyền của phòng.
- Hướng dẫn các khoa tiến hành xét tiến độ học tập và xét tốt nghiệp.
- Tư vấn cho Hội đồng nhà trường về xét cho SV được nghỉ học tạm thời, được bảo lưu kết quả học tập.
3.6. Quản lý và tổ chức đào tạo các chương trình tiên tiến, chương trình liên kết.
- Thực hiện các nội dung công việc tương tự đào tạo hệ chính quy và đặc thù cụ thể của các lớp chương trình tiên tiến.
3.7. Tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ các chuyên đề bậc đại học.
- Thực hiện theo các quy định của Bộ, Đại học Thái Nguyên và của trường về việc đào tạo và cấp chứng chỉ.
4. Thực hiện các nhiệm vụ đột xuất khác do nhà trường phân công.