"Đo lường sự hài lòng của người học tại Trường Đại học Kx thuật Công nghiêp -
Tác giả: Ma Thế Ngàn, Vũ Hồng Vân,
Nhà xuất bản: Đại học Thái Nguyên", Tạp chí Khoa học và Công nghệ ĐH TN, số 9 , trang 27
Trong những năm vừa qua, số lượng các trường đại học ở Việt Nam tăng lên một cách nhanh chóng. Từ 69 trường đại học trên cả nước vào năm 1999 tăng lên thành 204 trường năm 2012. Cũng trong thời gian này, số lượng học sinh phổ thông có xu hướng giảm liên tục, từ 1,5 triệu học sinh cho mỗi độ tuổi (năm 1999), đến nay còn hơn 0,9 triệu học sinh cho mỗi độ tuổi. Những biến động trái chiều về số lượng trường đại học và số lượng học sinh như trên dẫn tới sự cạnh tranh quyết liệt giữa các trường để thu hút người học. Do đó, chủ đề nâng cao cạnh tranh giữa các trường đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu. Phần lớn các nghiên cứu đều có quan điểm coi nhà trường như các doanh nghiệp và sinh viên chính là những khách hành. Từ đó các tác giả sử dụng các mô hình về sự hài lòng của khách hàng vào việc khảo sát và cải thiện giá trị cảm nhận và sự hài lòng của người học, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các trường đại học. Tuy vậy, việc vận dụng đó vẫn còn thiếu những cơ sở lý thuyết vững chắc đo sự khác nhau giữa môi trường giáo dục và môi trường kinh doanh. Bài viết này sẽ tập trung vào việc củng cố những cơ sở lý thuyết cho việc xây dựng thang đo sự hài lòng của người học cũng như những ứng dụng của nó vào thực tiễn tại trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học Thái Nguyên.